Luật phòng chống tham nhũng là gì?
Luật phòng chống tham nhũng là luật nhằm quy định về phòng ngừa, phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm về luật phòng, chống tham nhũng. Theo đó, các hành vi này do người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm: nhận hối lộ, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, giả mạo trong công tác vì vụ lợi, tham ô tài sản, nhũng nhiễu vụ lợi…
Luật phòng chống tham nhũng đầu tiên
Vào giai đoạn 1945 – 1954, khi miền Bắc đang bước vào thời kì xây dựng XHCN, nhà nước non trẻ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề gồm nạn đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhân, trong thư gửi các đồng chí tỉnh nhà, Bác viết: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư…”
Đến ngày 23/11/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Theo đó, sắc lệnh này được xem là văn bản pháp lý đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa về công tác phòng chống tham nhũng. Được biết, sắc lệnh này gồm có 8 điều, nêu rõ Chính phủ sẽ thành lập ngay một ban thanh tra đặc biệt đi giám sát tất cả các công việc của nhân viên và các cơ quan chính phủ. Cùng với đó, thiết lập ngay tại Hà Nội một Tòa án đặc biệt để xử lý những nhân viên vi phạm quy định.
Các hành vi được xem là tham nhũng
Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng quy định hai loại hành vi tham nhũng như sau.
Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Trên đây là chia sẻ của Luật Sư Nguyễn Minh Hải về các hành vi được xem là tham nhũng. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!