Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn vì hình thức sổ sách rất đơn giản, các thành viên trong gia đình có thể thay nhau quản lý và điều hành. Điều đặc biệt hơn cả là hình thức kinh doanh này không phải khai thuế hàng tháng. Tuy nhiên không ít người vẫn băn khoăn về cách đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cũng như việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Trong bài viết dưới đây, Luật và Kế toán Hoàng Châu sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ nhất cũng như các gói ưu đãi khi làm dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Hoàng Châu.
- Giải đáp hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
- Đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần những gì trong năm 2023
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo đó, để thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự. Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân của chủ hộ kinh doanh
- Bản sao các hợp đồng mượn nhà, thuê nhà, sổ đỏ với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh
Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký thì cần thêm các loại giấy tờ sau:
- Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các thành viên trong hộ gia đình
- Bản sao hợp lệ của biên bản họp gia đình về việc chấp thuận thành lập hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên trong gia đình về việc cho một thành viên đứng tên làm chủ hộ kinh doanh
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)
- Bản sao của chứng chỉ hành nghề (nếu có)
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm những bước nào?
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Theo đó, nhóm hoặc cá nhân được ủy quyền cần gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Trình tự đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm những bước nào?
Cũng như việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cũng trải qua rất nhiều thủ tục.
Bước 1: Nhóm hoặc cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh cần gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mà cá nhân hoặc tổ chức sẽ đặt địa điểm kinh doanh
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận và giấy biên nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời gian 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc trường hợp mà pháp luật cấm
- Tên của hộ kinh doanh phải phù hợp với quy định về đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021
- Cần nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh đúng theo quy định
Theo đó, trong thời gian 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Ưu và nhược điểm của thành lập hộ kinh doanh?
Trước khi quyết định hình thức kinh doanh theo quy mô nhỏ lẻ thì chủ kinh doanh cần nắm được các ưu, nhược điểm của nó để lựa chọn mô hình phù hợp.
Ưu điểm của thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Tránh được các thủ tục rườm rà như các loại hình kinh doanh khác, quy trình thành lập khá đơn giản
- Chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tự quyết định được số vốn kinh doanh dựa vào điều kiện của mình
- Sổ sách và chế độ chứng từ cực kì đơn giản
- Quy mô nhỏ gọn, hợp với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ
- Được áp dụng chế độ thuế khoán, không cần phải khai thuế hằng tháng
- Được phép hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau
- Trong trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề kinh doanh, nguồn hàng hoặc gặp khó khăn về vốn có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn
Nhược điểm của thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Vì hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên không có con dấu và không có tư cách pháp nhân
- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản với mọi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
- Mỗi một cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất 1 hộ kinh doanh
- Không được xuất hóa đơn GTGT, không được hoàn thuế vì không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?
Hiện nay chúng tôi có 2 gói phí thành lập hộ kinh doanh cá thể, 2 gói này chúng tôi đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ. Cam kết 100% không phát sinh:
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể gói cơ bản: 700.000đ {5 – 7 ngày có kết quả}
- Soạn hồ sơ và trình khách hàng ký;
- Nộp và chờ kết quả từ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận;
- Hướng dẫn khách hàng đến lấy kết quả trực tiếp.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể gói đầy đủ: 1.200.000đ {3 – 5 ngày có kết quả}
- Soạn hồ sơ và trình khách hàng ký;
- Nộp và chờ kết quả từ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận;
- Chúng tôi sẽ lấy kết quả và gửi về tận nơi hoàn toàn miễn phí cho khách hàng.
Như vậy, chỉ bỏ ra số tiền là 700.000đ thì quý khách đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng và lại được đơn vi pháp lý chuyên nghiệp hỗ trợ.
Khách hàng khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cần cung cấp nhưng loại giấy tờ?
Khách hàng chỉ cần cung cấp 2 bộ hồ sơ sau:
- Giấy tờ tùy thân của chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh như căn cước công dân bản sao không quá 6 tháng hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên góp vốn
- Các giấy tờ liên quan như:
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ
- Giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
==> Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn
Lợi ích khi dùng dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hoàng Châu?
Chúng tôi tự hào là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, vì vậy chúng tôi luôn đem đến tỷ lệ kết quả nhanh nhất cùng sự hài lòng tới quý khách hàng
Bên cạnh đó còn có những ưu điểm như:
- Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện
- Không cần khách hàng phải đi lại quá nhiều vì đã có đội ngũ chuyên viên của Hoàng Châu tư vấn, nhận hồ sơ và báo giá tận nơi
- Hoàng Châu cung cấp hồ sơ đơn giản và có thể thay khách hàng soạn thảo hồ sơ
Những lưu ý khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Chủ thể được quyền đăng ký kinh doanh cá thể
Để thành lập được hộ kinh doanh cá thể, cá nhân hoặc tập thể cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
- Chủ hộ kinh doanh là hộ gia đình tham gia sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, bán hàng rong hoặc bán quà vặt có thu nhập thấp không cần đăng ký hộ kinh doanh trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Là cá nhân tham gia thành lập, góp vốn kinh doanh cá thể nhưng không thể cùng lúc là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nếu không có sự nhất trí của các thành viên khác
Quyền và nghĩa vụ kinh doanh của cá nhân tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Chủ hộ kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và hoạt động kinh doanh theo đúng quy định
- Chủ hộ kinh doanh chính là người đại diện cho hộ kinh doanh để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý cũng như các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Các thành viên trong hộ gia đình cũng như hộ kinh doanh phải có trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của họ
Về địa điểm hộ kinh doanh cá thể
- Địa điểm hộ kinh doanh cá thể chính là nơi tiến hành việc kinh doanh
- Theo đó, một hộ kinh doanh có thể hoạt động ở nhiều nhà thuốc khác nhau nhưng cần có một trụ sở chính. Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh cần thông báo cho cơ quan quản lý thuế và thị trường về các điểm kinh doanh còn lại để cơ quan chức năng có thể tiện quản lý
Đặt tên hộ kinh doanh cá thể
Những quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh cá thể gồm:
- Hộ kinh doanh cần có tên riêng và được đặt theo cấu trúc như sau: Hộ kinh doanh + tên hộ kinh doanh, tên riêng hộ kinh doanh cần sử dụng các bảng chữ cái trong tiếng Việt cùng ký hiệu, chữ số đi kèm
- Không được dùng các cụm từ như doanh nghiệp, Công ty
- Không dùng các từ vi phạm lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục hoặc truyền thống
- Tên riêng không trùng với một hộ kinh doanh khác trong phạm vi cùng huyện
Những ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
- Trước khi đăng ký kinh doanh, nội dung đăng ký của hộ kinh doanh cần điền rõ ngành/nghề trên giấy đăng ký kinh doanh, trong trường hợp cần thay đổi thì phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh
- Theo đó, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép và cần đảm bảo các điều kiện trong quá trình kinh doanh
- Trong trường hợp hộ kinh doanh không đáp ứng được những điều kiện kinh doanh theo quy định thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thông báo tạm ngừng kinh doanh, nặng hơn có thể bị xử phạt
Điều kiện về vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ quy định nào về số vốn tối thiểu hoặc vốn điều lệ của hộ kinh doanh khi tiến hành đăng ký kinh doanh cá thể. Vì điều này phụ thuộc rất lớn và quy mô kinh doanh cũng như khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh
Quý khách hàng trên toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể uy tín, nhanh chóng, chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!
HOTLINE: 0862.662.317 (HỖ TRỢ 24/24)
dichvuthanhlapcongtytrongoi.com