5/5 - (54 bình chọn)

Khi bạn làm việc trong một môi trường không đáp ứng được nhu cầu của bạn hay bị chèn ép, bóc lột sức lao động quá khả năng chịu đựng bạn thường nghĩ tới vấn đề gì ạ? Nghỉ việc là lựa chọn đầu tiên đúng không ạ? Tuy nhiên, nếu bên đối tác không đồng ý cho bạn nghỉ việc ngay thì sao? Xin thưa rằng bạn có thể đơn phương chấm dứt lao động với họ. Vậy, nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước bao nhiêu ngày? Nghe tư vấn của Luật sư Nguyễn Minh Hải nhé!

Vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước bao nhiêu ngày?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn​ mà không có sự cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động và người tham gia lao động.

Các trường hợp người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
  • Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

==> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tính tiền tăng ca theo lương cơ bản chi tiết

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước bao nhiêu ngày

Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phảo báo trước cho người sử dụng lao động thời gian tối thiểu là 45 ngày nếu hợp đồng lao động là vô thời hạn. 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn là 12 – 36 tháng. 03 ngày nếu hợp đồng có thời hạn là 12 tháng.

Chú ý: Như vậy là đối với trường hợp hợp đồng lao động vô thời hạn khi có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn phải báo trước 45 ngày. Bạn nên nhớ là 45 ngày chứ không phải 45 ngày làm việc nhé, có nghĩa là bao gồm tính cả ngày Lễ, Tết…và trong 45 ngày này bạn vẫn phải chấp hành đầy đủ nội quy, yêu càu trong hợp đồng lao động mà 2 bên đã ký kết.

Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải chịu những rủi ro gì?

Như chúng tôi đã phân tích trên, để việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra đúng quy định thì bạn phải thực hiện đúng số ngày đã quy định. Nếu bạn không thực hiện đúng thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vậy, theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 khi đó bạn sẽ nhận những rủi ro nhất định như:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.Phải hoàn trả cho doanh nghiệp chi phí đào tạo trong trường hợp NLĐ được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của doanh nghiệp, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho doanh nghiệp.

Vậy…

đối với người sử dụng lao động thì sao?

==> Có thể bạn quan tâm: Cách tính lương ca đêm 12 tiếng chi tiết, đầy đủ từ A – Z

Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Trên đây là chia sẻ của Luật Sư Nguyễn Minh Hải về đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước bao nhiêu ngày. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

dichvuthanhlapcongtytrongoi.com

Chat zalo
Hotline
Mục Lục