5/5 - (6 bình chọn)

Nghĩa vụ quân sự luôn là chủ đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất của khách hàng Hoàng Châu, hằng ngày chúng tôi nhận ~100 cuộc gọi cũng như câu hỏi gửi về mail mong muốn được nhận tư vấn. Vậy, khi chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự vấn đề nào làm bạn băn khoăn nhất? Độ tuổi? Chế độ? Thời gian?…Trong phạm trù bài viết này Luật Hoàng Châu sẽ nói qua lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023 cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!

Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023 vào thời gian nào?

Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự thì hằng năm, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Sau khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự xong, thời gian gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Như vậy, thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3/2023.

Note: Trước đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023 sẽ có 01 đợt khám sơ tuyển tại cấp xã.

Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo những gì?

Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, khi đi khám nghĩa vụ quân sự, bạn phải xuất trình:

  • Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện.
  • Giấy chứng minh nhân dân.
  • Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

==>  bạn chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên mà không cần chuẩn bị sổ hộ khẩu nhé.

Không khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có sao không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Cách phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo thể lực được quy định tại bảng số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:

LOẠI SỨC KHỎE

NAM

NỮ

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

1

≥ 163

≥ 51

≥ 81

≥ 154

≥ 48

2

160 – 162

47 – 50

78 – 80

152 – 153

44 – 47

3

157 – 159

43 – 46

75 – 77

150 – 151

42 – 43

4

155 – 156

41 – 42

73 – 74

148 – 149

40 – 41

5

153 – 154

40

71 – 72

147

38 – 39

6

≤ 152

≤ 39

≤ 70

≤ 146

≤ 37

NOTE: Đối với trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI.

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.

Mặc dù là quy định là chung nhưng tùy theo từng địa phương sẽ triển khai cách khám và trình tự khám có thể khác nhau. Miễn sau cho ra kết quả cuối cùng giống nhau là được. Đặc biệt là vấn đề cởi quần áo khi khám, có chỗ thì khám riêng, cũng có nơi thì khám một lượt vài người, nên sẽ có trường hợp các bạn ngoại đấy nhé. Chi tiết như thế nào các bạn xem video nhé:

Một số lưu ý khi khám thể lực nghĩa vụ quân sự 2023

Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần):

  • Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi.
  • Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.

Đo chiều cao

Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

  • Th­­ước đo: Nếu đo chiều cao bằng th­­ước ở bàn cân thì phải chú ý kéo phần trên cho hết cỡ, sau đó điều chỉnh để lấy kết quả phần dư­­ới của thước.
  • Nếu dùng tường, cột kẻ thước để đo thì t­­ường hoặc cột phải thẳng đứng, nền để đứng không gồ ghề, phải vuông góc với t­­ường hoặc cột làm th­­ước đo.
  • Ngư­­ời đứng vào vị trí đo, gót chân, mông, x­­ương bả vai chạm tư­­ờng. Thước đặt lấy kết quả đo chạm đỉnh đầu phải vuông góc với t­­ường.

Đo vòng ngực (đối với nam giới)

Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ d­­ưới xư­­ơng bả vai ở phía sau. Dùng th­­ước dây đo, ng­­ười được đo hít thở bình thường. Để chính xác ta đo khi hít vào tối đa và thở ra tối đa, lấy 2 giá trị đó cộng lại chia trung bình, tính nh­­ư sau:

Trên đây là bài viết về lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023 do đội ngũ luật sư của luật Hoàng Châu biên soạn. Mọi thắc mắc về nghĩa vụ quân sự năm 2023 sẽ được giải đáp nhanh nhất, chính xác nhất khi bạn liên hệ với chúng tôi. Trân trọng!

dichvuthanhlapcongtytrongoi.com

Chat zalo
Hotline
Mục Lục