Người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 25, Bộ luật Lao động năm 2019 trên tinh thần phát triển Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quy định mới và quan trọng hiện nay. Trong quan hệ lao động nói chung, nó là một dạng cụ thể của quan hệ dân sự, do đó, đòi hỏi tính thỏa thuận và đồng thuận giữa các bên. Nếu như người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì tương tự người lao động cũng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp dưới đây.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước bao nhiêu ngày
- Luật ký hợp đồng lao đông 2023 mới nhất quy định như thế nào?
Các trường hợp người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước
Việc quy định về báo trước thời gian nghỉ là cần thiết bởi cần phải có thời gian cho người sử dụng lao động bố trí nhân sự khác thay thế, tránh gián đoán công việc của đơn vị.
Việc báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động se căn cứ vào loại hợp đồng, là hợp đồng xác định thời hạn hay hợp đồng không xác định thời hạn.
Khoản 1 Điều 20, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
- Thứ nhất, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Đây là hợp đồng không có ngày chấm dứt cụ thể là một năm, hai năm hay bao nhiêu tháng, với trường hợp này, người lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày làm việc.
- Thứ hai, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Đây là hợp đồng có thời điểm làm việc cụ thể là bao lâu, một năm, hai năm, hay bao nhiêu tháng. Với loại hợp đồng này, người lao động phải báo trước ít nhất 30 ngày làm việc.
- Thứ ba, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn nhưng dưới 12 tháng thì người lao động chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày làm việc
- Thứ tư, đối với hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc trong các ngành nghề đặc thủ:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
==> Có thể bạn quan tâm: Luật lao đông việt nam 2023 mới nhất theo đúng quy định
Các trường hợp người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không phải báo trước
Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 so với Bộ luật năm 2012 với mục đích là bảo vệ tối đa quyền lợi của ngời lao động. Có 07 trường hợp người lao động được quyền chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không phải báo trước:
(1) Người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
=> Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động, khi người lao động xác định được công việc mình đang làm, địa điểm làm việc hay điều kiện thỏa thuận không như hai bên trao đổi ngay từ đầu thì được quyền chấm dứt đơn phương mà không phải thông báo.
(2) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
=> Lương là một trong những quy định quan trọng của hợp đồng lao động. Khi người lao động thực hiện đúng chức trách của mình thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả đúng và đủ số lương.
Nếu như căn cứ vào kỳ hạn trả lương, người sử dụng lao động không thực hiện được thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không phải trước.
Tuy nhiên, nếu như người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày thì thực hiện việc báo trước theo quy định ở mục 1.
==> Có thể bạn quan tâm: Luật lao đông về nghỉ việc năm 2023 quy định như thế nào?
(3) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động
=> Việc ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động là vi phạm nghiêm trọng quyền con người được quy định và đây là một trong những căn cứ để người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước
(4) Bị quấy rối tìn`h dục tại nơi làm việc
=> Đây là một trong những quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 để bảo vệ lao động nữ. Tuy nhiên, quy định này còn đang gây nhiều tranh cãi bởi việc xác định khái niệm “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc” là hành vi như thế nào.
(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi
=> Lao động nữ là đối tượng được ưu tiên trong quan hệ lao động. Trong trường hợp này, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động và gửi kèm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
==> Có thể bạn quan tâm: Chấm dứt hoạt động chi nhánh nhanh gọn, giá rẻ Toàn quốc
(6) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
=> Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Trong trường hợp này, người lao động được quyền nghỉ nhưng không cần báo trước. Tuy nhiên nếu hợp đồng lao động yêu cầu phải báo trước thì không áp dụng điều khoản này.
(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Các thông tin bao gồm:
- Công việc;
- Địa điểm làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương, hình thức trả lương;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ;
- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Bộ luật lao động 2019 đã bổ sung và phát triển Điều 37 của Bộ luật lao động 2012 về quyền của người lao đông đơn phương chấm dứt hợp đồng thể hiện ở việc: Kể cả khi người lao động ký kết hợp đồng lao động như thế nào, xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì khi người lao động có nhu cầu vẫn được tự mình chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37, Bộ luật lao động 2012 và có thể báo trước hoặc không báo trước cho người sử dụng lao động biết trong một số trường hợp quy định.
dichvuthanhlapcongtytrongoi.com