Thành lập địa điểm kinh doanh được đánh giá là có nhiều ưu điểm như có thể thành lập dễ dàng tại bất kỳ đâu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam., thủ tục đơn giản,… Địa điểm kinh doanh đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh mà không muốn kê khai thuế phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết đăng ký lập địa điểm kinh doanh và gợi ý đến bạn nơi cung cấp dịch vụ uy tín, nhanh chóng, giá rẻ.
- Đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần những gì trong năm 2023
- Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể nhanh, trọn gói, giá rẻ
Địa điểm kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình các bước thành lập địa điểm kinh doanh thì bạn cần hiểu rõ khái niệm về địa điểm kinh doanh, ưu và nhược điểm của hình thức này.
Địa điểm kinh doanh theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP là cơ sở cố định để hoạt động kinh doanh nhưng không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời dịch vụ hay hàng hóa. Hiểu đơn giản thì địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của 1 công ty và là nơi mà công ty tiến hành hoạt động kinh doanh.
Ví dụ, công ty A có trụ sở chính tại Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và 1 số cửa hàng tại Ba Đình, Hà Nội. Theo quy định thì ngoài trụ sở chính, công ty A có thể thành lập thêm địa điểm kinh doanh cho các cửa hàng của mình với điều kiện các cửa hàng phải đăng ký kinh doanh.
Ưu và nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều công ty lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh bởi chúng có nhiều ưu điểm như:
- Có thể thành lập dễ dàng tại bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam.
- Được phát sinh hoạt động kinh doanh.
- Một công ty có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh, không hạn chế số lượng.
- Thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn thành lập chi nhánh công ty.
- Thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc chấm dứt đơn giản hơn nhiều so với văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty.
Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh có một số nhược điểm như phải đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm và không có con dấu riêng, phải sử dụng chung dấu và chung hóa đơn với công ty nên khá bất tiện. Hiện nay, 1 công ty có thể khắc nhiều con dấu nên hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm sử dụng chung con dấu.
Yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh
Trước khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như tên, địa chỉ trụ sở và ngành nghề kinh doanh. Cụ thể:
Tên địa điểm kinh doanh
Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 78/2015 thì tên của địa điểm kinh doanh quy định như sau:
- Viết bằng tiếng Việt, kèm chữ số và ký hiệu.
- Tên của địa điểm kinh doanh cũng có thể sử dụng tên viết tắt nhưng phần tên riêng không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Có thể viết bằng tên nước ngoài và viết tắt.
- Bên cạnh đó, tên địa điểm kinh doanh phải được gắn hoặc viết tại trụ sở của địa điểm kinh doanh.
Mã số địa điểm kinh doanh
Mã số địa điểm kinh doanh được quy định theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, là mã 5 chữ số được cấp từ 00001 đến 99999 và đây không phải mã số thuế.
Trụ sở kinh doanh
Theo pháp luật hiện hành, trụ sở địa điểm kinh doanh có thể đặt ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp được đăng ký mở địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có chi nhánh hoặc có trụ sở chính. So với các quy định trước đây thì công ty chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì hiện nay quy định này đã linh hoạt hơn rất nhiều, địa điểm kinh doanh có thể đặt ở cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phù thuộc vào công ty mẹ nhưng không ghi trong GCN đăng ký địa điểm kinh doanh.
==> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Thành lập địa điểm kinh doanh cần giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 5 loại giấy tờ sau:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung theo quy định của Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
- GCN đăng ký kinh doanh.
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
Quy trình các bước thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh đơn giản hơn rất nhiều so với thành lập công ty, văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty. Dưới đây là 3 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh bao gồm 5 loại giấy tờ mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Để phục vụ nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh một cách thuận tiện nhất, đặc biệt là trong thời điểm bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai,… thì người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online qua mạng.
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp
Người được ủy quyền nộp hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh.
Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng
- Đăng ký/ đăng nhập tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp bằng chữ ký số công cộng hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn loại hình đăng ký địa điểm kinh doanh → Nhập thông tin doanh nghiệp/ đơn vị chủ quản.
- Chọn tài liệu (scan và tải lên tài liệu đính kèm).
- Ký và nộp hồ sơ.
Bước 3: Chờ cơ quan có thẩm quyền trả kết quả
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xác minh tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và cấp GCN đăng ký địa điểm kinh doanh và cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp về việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
Sau khi mở địa điểm kinh doanh thì công ty cần treo biển hiệu, kê khai, đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm, kê khai và báo cáo thuế (nếu phát sinh hoạt động kinh doanh).
Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh
Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi quyết định thành lập, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Doanh nghiệp mới thành lập từ 25/02/2020 được miễn phí thuế môn bài trong năm đầu tiên và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp này cũng được miễn thuế môn bài. Địa điểm kinh doanh được thành lập sau ngày kể trên thì phải đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm ngay cả khi không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế hoặc không mở sổ kế toán riêng.
- Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của công ty thì công ty kê khai và nộp thuế. Địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố thì phải tự đăng ký mã số thuế và tự kê khai.
- Địa điểm kinh doanh có phát sinh cung cấp, mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm thì cần mua chữ ký số riêng.
- Tên địa điểm kinh doanh phải gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
==> Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty hợp danh nhanh chi phí trọn gói chỉ 590K
Chi phí thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói là bao nhiêu?
Chi phí mở địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như các thủ tục thực hiện. Tại Hoàng Châu, dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh chỉ từ 590.000 đồng, trọn gói, chuyên nghiệp, không phát sinh chi phí.
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh chuyên nghiệp, trọn gói, giá rẻ tại Hoàng Châu
Thủ tục đăng ký lập địa điểm kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng nhưng nếu doanh nghiệp không có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm để tự mình thực hiện thì sẽ mất thời gian, công sức và chi phí. Việc lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ này là giải pháp hoàn hảo mang tới nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp. Nổi bật nhất hiện nay là dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Luật và kế toán Hoàng Châu, mang lại những lợi ích sau:
- Thủ tục nhanh gọn, đơn giản, bảo mật, đúng luật, chính xác.
- Thay mặt công ty hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ, chờ và nhận kết quả trong thời gian nhanh nhất, tiết kiệm tối đa thời gian cho công ty.
- Tư vấn miễn phí pháp lý và các vấn đề khác liên quan như ngành nghề, tên, trụ sở, thuế sau khi thành lập,…
- Chi phí trọn gói, không phát sinh.
Như vậy, chúng tôi đã thông tin chi tiết đến bạn thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và một số lưu ý quan trọng. Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đã biết cách hoàn thiện hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh và các vấn đề liên quan. Quý khách hàng trên toàn quốc đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty, chi nhánh, địa điểm kinh doanh nhanh chóng, uy tín, chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí thì vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
Hotline: 0862.662.317 (HỖ TRỢ 24/24)
dichvuthanhlapcongtytrongoi.com